-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn lựa chọn máy hàn phù hợp
11/21/2019 14:01:00
Đăng bởi Hồ Minh Long
(0) bình luận
Hướng dẫn lựa chọn máy hàn phù hợp
Phát triển theo xu hướng chung của thế giới, công nghệ hàn cắt ở Việt Nam trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc. Nhiều chủng loại máy hàn mới ra đời với công suất, chức năng, phục vụ nhu cầu làm việc khác nhau. Tùy theo nhu cầu làm việc, điều kiện hiện có mà người thợ hàn cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua cho mình một chiếc máy hàn phù hợp.
Việc lựa chọn một chiếc máy hàn cần căn cứ vào các nội dung sau:
1. Lựa chọn máy hàn phù hợp với nguồn điện sử dụng và khả năng cơ động của máy
Đây là yếu tố liên quan đến điều kiện nhà xưởng hoặc công trình nơi người thợ hàn làm việc. Các nguồn điện mà người thợ hàn thường sử dụng có thể là nguồn 1 chiều (đối với làm việc tại nhà hoặc xưởng nhỏ) hoặc nguồn 3 pha (đối với các công trình hoặc khu công nghiệp). Hiện nay có một số loại máy hàn sử dụng được cả nguồn điện 1 pha và 3 pha mà không cần phải có thiết bị hỗ trợ can thiệp đổi nguồn.
Học Viên Thực Hành Hàn tại SHTC Việt Nam
Trường hợp phải thao tác ở những nơi không có sẵn lưới điện, cần phải có sẵn thiết bị phát hàn. Khả năng cơ động của máy hàn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nếu bạn phải làm việc trong địa hình phức tạp không cố định thì có thể sử dụng các loại máy hàn có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn nhưng phải đảm bảo hiệu suất làm việc. Một số dòng máy hàn inverter hiện nay có thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo công suất làm việc mạnh mẽ.
Các dòng máy hàn nhỏ có trọng lượng dưới 7kg có thể cho dòng hàn đến 200A, các dòng máy lớn hơn có trọng lượng dưới 40 kg có thể cho dòng hàn lên đến 500A. Nếu các loại máy nhỏ có thể xách tay thì đối với các loại máy lớn được thiết tích hợp thêm bánh xe giúp việc kéo đẩy dễ dàng.
Xem thêm:
Đào tạo nghề hàn công nghệ cao 3G, 6G
Tuyển sinh khóa đào tạo thợ hàn MIG/ MAG
2. Lựa chọn máy hàn theo yếu tố đường kính dây, điện cực và chu kỳ tải của máy
Cách chọn đường kính dây hàn, điện cực
Các bảng dưới đây giúp bạn biết được điện cực mà mình đang sử dụng có thể cho ra dòng hàn bao nhiêu
Yếu tố chu kỳ tải của máy
Dòng hàn và chu kỳ tải của máy hàn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chu kỳ tải hay còn gọi là hiệu suất làm việc của máy là khoảng thời gian máy hàn có thể làm việc trong khoảng thời gian 10 phút. Ví dụ một máy hàn cho dòng hàn 200A với chu kỳ tải 60% có nghĩa là máy với dòng hàn 200A thì nó có thể làm việc liên tục trong khoảng thời gian 6 phút và phải được nghỉ 4 phút để tránh bị quá tải quá nhiệt. Một số loại máy hàn được cải tiến có hiệu suất lên đến 85% như dòng máy HK MIG 500I với dòng hàn lên đến 500A.
Đối với máy hàn que, các que hàn thường chỉ hàn liên tục trong khoảng thời gian 2 phút là hết. Que hàn thông dụng nhất hiện nay là loại que 3.2mm. Loại que này chỉ hàn trong khoảng 1 phút là hết.
Có thể lựa chọn chu kỳ tải của máy hàn theo nhu cầu công việc như sau:
- Nếu sử dụng trong ngành công nghiệp nhẹ thì thường yêu cầu hiệu suất làm việc của máy đạt khoảng 20% với dòng hàn khoảng 200A.
- Nếu hàn công nghiệp thì yêu cầu công suất máy khoảng 40 - 60% với dòng khoảng 300A.
- Trong ngành công nghiệp nặng thường yêu cầu hiệu suất 80 - 100% với dòng hàn lớn hơn 300A.
3. Lựa chọn máy hàn theo khả năng làm việc với kim loại và độ dày vật liệu cần hàn
Không phải chiếc máy hàn nào cũng có thể hàn với tất cả các kim loại. Mỗi phương pháp hàn phù hợp thao tác hiệu quả với các kim loại khác nhau, cụ thể:
Lựa chọn theo độ dày vật liệu
Bạn phải tính toán bởi độ dày vật liệu khác nhau sẽ đòi hỏi dòng hàn khác nhau. Công thức đơn giản để tính dòng hàn đó là tương ứng với 0.025mm độ dày vật liệu là thép thông thường sẽ cần 1A đầu ra. Nếu vật hàn dày khoảng 3mm thì theo công thức ta cần dòng hàn khoảng 120A. Đối với thép không gỉ yêu cầu dòng hàn thấp hơn 10% và cao hơn 25% đối với nhôm. Khi hàn vật mỏng cần có thiết bị có thể làm việc ổn định với dòng nhỏ, vật hàn có tiết diện dày thì cần máy hàn công suất mạnh và hiệu suất làm việc cao hơn.
=>> Xem thêm:
10 Bước Tiết Kiệm Chi Phí Hàn